Review cuốn “7 thói quen của người thành đạt”

“Bảy thói quen của người thành đạt” (từ giờ gọi ngắn là cuốn 7 thói quen)là một trong những quyển sách đầu tiên mà tôi đọc sau khi tốt nghiệp đại học (!). Sau một thời gian dài không bồi dưỡng kiến thức, việc đọc một quyển sách làm thay đổi được mindset làm tôi thực sự hạnh phúc. Với kiến thức được truyền đạt từ những trải nghiệm thực tế, Stephen Covey thực sự tạo được động lực để thay đổi con người thực sự.

Từ khóa: THÓI QUEN

Từ khóa trong cuốn sách này là THÓI QUEN – những thứ mà một người làm mà không cần để tâm quá nhiều. Giống như các thói quen khác trong cuộc sống: đói thì ăn, mệt thì ngủ, buồn thì nói chuyện với bạn thân…, một người cần học các thói quen tích cực để cuộc sống ngày càng tốt hơn (đó chính là 7 thói quen mà tác giả chia sẻ).

Theo tác giả Charles Duhigg trong cuốn “Sức mạnh của thói quen”, xây dựng một thói quen là không hề dễ dàng. Mỗi thói quen đều có 3 yếu tố (1) Cue: điều gợi nhớ, (2) Habit/Routine: việc làm thói quen và (3) Reward: phần thưởng. Một thói quen được thực hiện khi người làm nhìn thấy cue và nghĩ đến reward được nhận thưởng ngay. Ví dụ: thói quen kiểm tra noti Facebook có (1) Cue: nhìn thấy noti và tưởng tượng đến (3) Reward: nhận dopamine sung sướng ngắn hạn để rồi (2) thực hiện thói quen và (3) nhận Reward. Chính vì lý do đó, việc loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc, nghiện social media là cực kỳ khó bỏ và việc xây dựng thói quen mới là khó (vì reward của việc làm thói quen tốt không đến ngay).

Để tận dụng được cuốn 7 thói quen, bạn sẽ cần phải hiểu việc khó khăn khi xây dựng thói quen mới. Hãy kiên trì với việc hiểu độ quan trọng của mỗi thói quen và cho những điểm học được và kế hoạch hành động để thực hiện thường xuyên và biến thành thói quen.

7 thói quen là gì?

  1. Chủ động. Cuộc sống của mỗi người là thuộc quyền kiểm soát của họ. Dù kết quả xung quanh bạn như thế nào, bạn nên hỏi bản thân có thể làm gì tốt hơn. Cách dễ nhất để ỳ trệ lại một chỗ là đổ lỗi ra ngoại cảnh và quá khứ. Bạn chỉ có thể thay đổi và phát triển nếu bạn thấy rằng BẠN là người duy nhất có thể thay đổi cuộc đời bạn. Khi chủ động, bạn bắt đầu xây dựng với giá trị của bản thân. Tác động tiêu cực ở bên ngoài không ảnh hưởng đến bạn vì bạn đã hiểu giá trị và khả năng ảnh hưởng của bản thân.
  2. Bắt đầu với tầm nhìn. Sống một cuộc sống trôi dạt không có định hướng không phải là cách sống bền vững. Sống tự do, thảnh thơi không đồng nghĩa với việc cái gì cũng làm, ai nói cái gì cũng nghe. Sống có chính kiến khác hẳn so với việc sống nhu nhược. Stephen Covey cho rằng bạn cần phải hiểu bạn đang sống để làm gì. Bài tập đơn giản nhất để có thể hiểu về tầm nhìn của bản thân là tưởng tượng bạn đang ở đám ma của chính mình và tự hỏi: bạn muốn đồng nghiệp và người thân nghĩ gì về bạn. Khi trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ khá bất ngờ trước giá trị sâu thẳm của mình đấy! Khi đã nhìn thấy tầm nhìn, bạn cũng sẽ gạt bỏ những việc vô ích để tập trung vào những việc quan trọng.
  3. Làm việc quan trọng trước. Chúng ta dành ra quá nhiều thời gian để làm những việc không quan trọng nhưng gấp: check tin nhắn Facebook, Instagram, check mail… mà không dành ra đủ thời gian để làm những việc quan trọng cho sức khỏe và sự nghiệp như học, đọc, tập luyện, thiền. Người trẻ luôn luôn cảm thấy bận và stress nhưng đó không phải vì họ đang làm quá nhiều việc mà là do làm việc không hiệu quả. Để có một cuộc sống cân bằng, bạn cần phải đưa ra hành động dựa trên một số đặc điểm sau:
    1. Đưa ra hành động có nguyên tắc
    2. Đúng với giá trị cốt lõi và kế hoạch dài hạn của bạn, thông qua đó tốt cho tâm hồn bạn
    3. Cho bạn sự cân bằng trong cuộc sống
    4. Được lên kế hoạch rõ ràng hàng tuần
  4. Tư duy win/win. Trong cuộc sống, chúng ta thường hiểu nhầm mọi thứ là những cuộc thi: phải có người thắng và có người thua. Thực tế, mỗi người và mỗi công ty đều đang nỗ lực để giúp loài người tiến xa hơn. Trên bàn đàm phán, nếu cả phía đều hiểu về win/win và cách để đóng góp giá trị để mang lại kết quả tốt hơn thì việc đám phàn trở nên dễ hơn và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu bên mua và bên bán chỉ khư khư giữ lấy mức giá của họ và dìm người khác xuống, kết quả sẽ đến rất chậm và đau đớn. Vì vậy, bạn hãy thiết kế cuộc sống và quy trình cho công ty kinh doanh xung quanh việc win/win. Và để win/win, bạn cần hiểu thói quan thứ 5.
  5. Học cách để hiểu người khác, trước khi bắt người khác hiểu mình. Trong thế giới mà mọi người cảm thấy họ cần phải tỏ ra là họ ổn, không ai hiểu cách lắng nghe để thực sự giải quyết vấn đề. Người bạn thực sự là người có thể lắng nghe người khác và chia sẻ nỗi buồn và nhân đôi niềm vui. Người bạn tồi là người không thực sự quan tâm đến cảm xúc của người khác. Khi nghe người khác chia sẻ niềm vui, họ muốn nói sang chuyện vui của chính họ. Để trở thành người lắng nghe tốt, một người cần học cách để THÔNG CẢM: hiểu người khác rồi đến cách để ĐỒNG CẢM: đặt bản thân vào người khác.
  6. Học để phối hợp và phát triển (Synergize). Khi bạn có khả năng lắng nghe, hiểu về tinh thần win/win, bạn có thể phối hợp để tạo nên những giá trị lớn hơn. Để phối hợp được, hai phía đều phải cảm thấy ổn với việc chia sẻ, sẵn sàng nhận sai để cùng phát triển. Để đạt được kết quả tốt, ego sẽ được gạt sang một bên để đặt mục tiêu chung lên cao nhất.
  7. Mài rìu. Nếu cho bạn 1 chiếc rìu và cho bạn 24h để đốn củi, bạn sẽ làm gì để tối đa hóa năng suất của bản thân? Câu trả lời là: bạn sẽ phải dành thời gian để mài chiếc rìu đó. Khi chiếc rìu đã sắc, bạn có thể tự tin làm việc. Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều người trong số chúng ta dừng lại việc học sau khi rời ghế nhà trường. Tuy nhiên, đừng mong kết quả thay đổi khi cách tiếp cận không thay đổi. Theo Covey, các bạn cần phải phát triển bản thân theo 4 khía cạnh:
    1. Spritual: đức tin. Có niềm tin, tầm nhìn và hệ giá trị. Từ đó, bạn luôn cảm thấy vững vàng với tất cả những gì bạn làm.
    2. Social: sức khỏe với xã hội bên ngoài. Học được cách đồng cảm, giúp đỡ và phối hợp để tạo giá trị lớn lao với xã hội.
    3. Mental: học, đọc, viết và dành thời gian cho tâm trí.
    4. Physical: chú ý đến tập luyện, ngủ, dinh dưỡng và kiểm soát stress. Sức khỏe tốt sẽ giúp tất cả khía cạnh khác trong cuộc sống và ngược lại!

KẾT LUẬN

Phát triển 7 thói quen đòi hỏi nhiều thời gian để suy ngẫm và thực tập. Tôi tin rằng nếu bạn dành thời gian để kết hợp 7 thói quen này vào cuộc sống, bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo cuộc sống thực thụ. Một người có thói quen (2) luôn hiểu họ đang làm gì để sử dụng thói quen (1) để chủ động thay đổi thế giới. Họ hiểu họ phải luôn sử dụng thói quen (7) để phát triển và biết cách tổ chức công việc theo thói quen (3). Khi làm việc với người khác, họ sẽ (5) – lắng nghe, tìm phương pháp tốt nhất theo (4) – tư duy win/win để có thể (6) – phối hợp để tạo nhiều giá trị nhất.

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

tư duy đơn giản
để sống hạnh phúc...

“Nó đây rồi” là sự cô đọng phương pháp để tư duy và định hướng hành động cho những người dám tư duy và dám hành động để có một cuộc sống do chính bản thân quyết định.

Nhận 5 chia sẻ hàng tuần

về cách tôi đạt tự do tài chính trước 40 tuổi, làm công việc mình thích và vẫn có thời gian cho bản thân và gia đình