Giá vs giá trị: hiểu định nghĩa để đầu tư đúng cách

Sự khác biệt giữa giá và giá trị.

Misconception đầu tiên của các nhà đầu tư là không phân biệt được giá và giá trị. Giá là mức tiền mà thị trường sẵn sàng trả cho một chứng khoán. Giá trị, hay còn gọi là giá trị nội tại, là khả năng sinh ra giá trị của công ty đó.

Khi mua một cổ phiếu, người mua có thể nhầm lẫn giữa hai giá trị này và đưa ra quyết định không đúng. Đối với tôi, việc đầu tư vào cổ phiếu của một công ty chỉ đúng khi thị trường đang định giá thấp hơn so với giá trị nội tại của công ty đó.

Một số sai lầm khi chúng ta không hiểu về sự khác biệt này:
1. Mở chart ra để xem giá rồi đưa ra quyết định. Khi không hiểu giá trị về một công ty bạn đang lựa chọn, bạn sẽ lo mình bị mua đắt. Bạn sẽ mở chart giá ra để xem giá cổ phiếu của công ty này đã lên chưa. Một công ty tốt khi giá đã lên rồi thì sẽ vẫn tiếp tục lên tiếp; một công ty tệ thì kể cả khi bạn mua giá của nó lúc nó chưa tăng thì có thể mãi mãi nó sẽ không tăng – thậm chí còn giảm hoặc bị dỡ khỏi sàn chứng khoán.

2. Chốt lời quá sớm hay chốt lỗ quá muộn. Chính từ việc mua cổ phiếu mà không hiểu giá trị, bạn cũng sẽ không biết điểm bán. Bạn không chắc sẽ bán lúc giá đã tăng 20%, 50% hay 100%. Ngược lại, nếu giá giảm thì bạn cũng không biết bao giờ nên cắt lỗ.

Chính vì những lý do này, tôi muốn đưa ra cho các bạn ngắn gọn cách để định giá cổ phiếu và các để chốt lời/cắt lỗ. Một lưu ý: khi chọn những cổ phiếu này, hãy chọn những cổ phiếu có thanh khoản tốt để bạn dễ dàng giao dịch khi cần:

Chọn cổ phiếu với giá trị cao hơn giá giao dịch, không quan tâm đến thị trường đang nghĩ gì.

Nếu không có gì thay đổi với định giá ban đầu. Ví dụ: thông tin mới làm thay đổi hoàn toàn những lập luận ban đầu của bạn về công ty, báo cáo tài chính quá xấu.v.v. → Hãy tiếp tục mua vào

Chọn thời điểm bán. Thời điểm bán chính là lúc giá trị nội tại của cổ phiếu nhỏ hơn định giá của thị trường. Một ví dụ đơn giản là bạn đang chọn một công ty có P/E thấp hơn hẳn các công ty cùng ngành. Ví dụ: một ngân hàng có P/E là 7, trong khi P/E trung bình của ngành là 12 và của thị trường là 19. Trong trường hợp giá tăng và P/E của công ty này tăng lên 12, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc bán. Đối với tôi, khi giá của cổ phiếu tăng bằng với giá trị, tôi sẽ để giá tăng lên tiếp vì tâm lý thị trường là tâm lý đám đông và không hoàn toàn logic để dừng đà tăng ngay được.

Trong trường hợp cắt lỗ: xem lại tại sao giá lại liên tục giảm, có thể bạn đã có nhận định sai về giá trị. Học bài học này và cố gắng không lặp lại nó.
Tip: khi giá cổ phiếu bạn mua tiếp tục giảm mà bạn vẫn thấy giá trị đầu tư cao, hãy tiếp tục mua để trung bình giá.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

tư duy đơn giản
để sống hạnh phúc...

“Nó đây rồi” là sự cô đọng phương pháp để tư duy và định hướng hành động cho những người dám tư duy và dám hành động để có một cuộc sống do chính bản thân quyết định.

Nhận 5 chia sẻ hàng tuần

về cách tôi đạt tự do tài chính trước 40 tuổi, làm công việc mình thích và vẫn có thời gian cho bản thân và gia đình