Man’s search for meaning – Viktor Frankl

Đi tìm lẽ sống – Man’s search for meaning là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới về tâm lý học. Cuốn sách được viết bởi Viktor Frankl vào năm 1947 đứng từ góc nhìn của một người Do Thái trải qua nhiều năm trong một trại tập trung của Phát Xít. Đối diện với cái chết, với sự tuyệt vọng của thế giới, Viktor Frankl nhận ra rằng sợi dây duy nhất giữ một người với hy vọng sống còn là cách mà anh ta nhìn vào thế giới.

Dừng lại một phút để đặt bản thân vào trạng thái cùng cực

Tưởng tượng ngay giây phút này, bạn bị bắt vào trại tập trung và cách ly với toàn bộ gia đình một cách vô cớ. Toàn bộ những tài sản bạn đang sở hữu đều bị tước bỏ. Thay vào một cuộc sống làm công sở bình thường, bạn phải lao động khổ sai để phục vụ cho một chế độ cầm quyền coi vũ lực là cách điều hành duy nhất.

Hàng ngày, bạn “được” một khẩu phần ăn là một mẩu bánh mì và một ly nước lạnh. Bạn chứng kiến những người đồng đội dần dần lâm bệnh và chết dần. Gia đình bạn mỗi người bị bắt vào một trại tập trung khác, và không biết rằng họ có thể sống sót qua được nhiều năm lưu đày hay không.

Sau 3 năm khổ cực đến cùng, bạn ở trong hố sâu tuyệt vọng và không biết lúc nào thì ý chí để sống chấm dứt.

Cuộc sống của Viktor Frankl

Những chuyện ở trên đã xảy ra với Viktor Frankl khi ông và gia đình bị bắt đi trại tập trung của phát xít Đức. Trong 3 năm từ 1944-1947, trước khi Phát Xít Đức chịu thua trước Hồng Quân, ông trải qua cuộc sống của một tù nhân khổ sai qua 4 trại tập trung. Với mục tiêu là tiêu diệt toàn bộ người Do Thái, Hitler ra lệnh bắt toàn bộ người Do Thái tại Đức và các thuộc địa của Đức vào trại khổ sai. Những trại khổ sai này không có mục đích gì khác ngoài việc bóc lột sức lao động và để cuối cùng, tận diệt người Do Thái.

Trong thời gian ở trại tập trung, Viktor Frankl quan sát những người đồng bào của mình. Với bằng tiến sĩ về tâm lý học và gần 10 năm làm việc với những nữ bệnh nhân có ý định tự tử, ông đặc biệt quan sát hành vi của những người xung quanh. Trại tập trung Phát Xít là cơn ác mộng biến thành hiện thực. Lao động khổ sai, không biết ngày nào được giải phóng ép buộc một người phải đối diện với câu hỏi: sống để làm gì.

Viktor Frankl thấy rằng: những người có niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống có những biến chuyển khổng lồ về cả thể trạng và tâm lý. Khi anh ta bị ốm, anh ta cũng sẽ hồi sức nhanh hơn. Anh ta đủ dũng khí để dám đối diện với mọi vấn đề khắc khổ trong trại tập trung. Ngược lại, với những tù nhân đã tuyệt vọng, họ sẽ nhanh chóng bỏ cuộc và dễ dang lâm bệnh và qua đời.

Với Viktor Frankl, sau khi trại tập trung của ông được giải phóng vào năm 1947, ông phát hiện rằng bố mẹ, em trai và vợ đã qua đời trong các trại tập trung khác nhau. Thay vì quay lưng lại với thế giới, ông đã sử dụng trải nghiệm của mình để phát triển lý thuyết trị liệu tâm lý Logotheray và giúp đỡ thế giới. Cuốn Đi tìm lẽ sống được dịch ra 22 ngôn ngữ và bán trên 16 triệu bản, thay đổi cuộc sống của không biết bao nhiêu người.

Logotheraphy và ứng dụng vào cuộc sống

Viktor Frankl phát triển lý thuyết Logotherapy – Trị liệu tâm lý ý nghĩa giống như một công cụ để giúp một người tìm thấy năng lượng sống vĩnh cửu. Theo ông, việc quyết tâm không ngừng nghỉ để tìm và hiểu ý nghĩa của cuộc sống là nguồn động lực cho cuộc sống lớn nhất.

Theo ông, “Con người có thể khám phá ý nghĩa cuộc sống thông qua 1 trong 3 cách: (1) Thông qua công việc hoặc những nghĩa cử; (2) Thông qua trải nghiệm hoặc việc gặp một người sự ảnh hưởng; và (3) Thái độ của một người đối với khổ đau” và “Một người có thể bị tước bỏ tất cả mọi thứ trừ một thứ – thái độ (tư duy) của anh ta trước mọi hoàn cảnh”.

Không một câu trả lời về ý nghĩa cuộc sống có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Logotherapy không phải là công thức 1+1=2. Có thể, việc sống hạnh phúc đơn giản là một người luôn đau đáu về việc đi tìm một cuộc sống có ý nghĩa. Chính việc vật lộn để đi tìm lời giải đó, anh ta thay đổi chính mình và trở thành hiện thân của ý nghĩa cuộc sống.

Bắt đầu với tình yêu

Đến đây, tôi xin chia sẻ góc nhìn của bản thân về ý nghĩa của cuộc sống. Với tôi, khi đối diện trước tuyệt vọng và trước những khổ đau, khi tôi bị tước bỏ mọi thứ, một bàn tay yêu thương là thứ duy nhất mà tôi cần. Đó là hạt giống về ý nghĩa cuộc sống.

Mọi thứ tôi làm đều bắt đầu với một lý giải đơn giản: hãy làm nó với tình yêu. Tình yêu với tất cả: với gia đình, bạn bè, với đồng nghiệp, với hàng xóm láng giềng, với những người đã từng và đang làm tôi khổ đau; và đặc biệt, tình yêu với chính bản thân – để tôi có thể tha thứ lỗi lầm của bản thân, hiểu là tôi đang cố gắng hết sức rồi. Tình yêu là cội nguồn của mọi thứ và là năng lượng sống vô hạn.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Haido
1 năm trước

Bài viết làm em liên tưởng tới Bhakti yoga, một con đường thực tập hướng tới tình yêu thương trong đạo Hindu

tư duy đơn giản
để sống hạnh phúc...

“Nó đây rồi” là sự cô đọng phương pháp để tư duy và định hướng hành động cho những người dám tư duy và dám hành động để có một cuộc sống do chính bản thân quyết định.

Nhận 5 chia sẻ hàng tuần

về cách tôi đạt tự do tài chính trước 40 tuổi, làm công việc mình thích và vẫn có thời gian cho bản thân và gia đình