Kinh sách Phật giáo ghi lại, khi truyền pháp lý tứ diệu đế, Bụt từng nói “đời là bể khổ”. Nhưng trong bài viết này, tôi không nói đến cái khổ được nói đến trong đạo Bụt – và sẽ càng không nói về cách đạo Bụt đối diện và giải quyết cái khổ – cái nỗi đau trong Tứ Diệu Đế. Topic đó sẽ được nói đến trong một bài viết khác.

Bài viết này tập trung vào góc nhìn của tôi về sự khổ đau và tại sao chúng ta lại phải đi tìm cái đau, cái khổ (trong bài này, tôi sẽ dùng từ “pain” để biểu tượng chung cho sự đau, khổ)

Pain

Pain đến ở nhiều hình thái khác nhau. Pain vật lý đến khi bạn năm giác quan của bạn cảm nhận một cảm giác một thứ khó chịu: mắt nhìn thấy cảnh tượng kinh tởm, tai nghe thấy âm thanh chói chang, cơ thể bị đau đớn, lưỡi nếm phải vị đắng cay hay mũi ngửi khó chịu. Pain tâm trí đến khi chúng ta gặp những hoàn cảnh đau khổ: buồn khi mất mát, hối hận quá khứ, tuyệt vọng khi không tìm thấy lối ra.

Pain chủ động và pain bị động

Pain bị động là những pain đến với bạn khi bạn không chuẩn bị trước. Bạn đang đầu tư vào thị trường chứng khoán và thị trường giảm mạnh sau thay đổi chính sách của ngân hàng nhà nước. Những người mà bạn tin tưởng phản bội bạn và gây sang chấn tâm lý sâu sắc. Bạn đang đi xe ngoài đường và không may bị tai nạn giao thông và phải bó bột vài tháng.

Pain chủ động là pain mà bạn có thể tự tạo ra. Ở đây, tôi không nói đến những hành động hủy hoại bản thân: tự cắt tay khi một người trầm cảm, làm những việc xấu để trả thù đấng sinh thành… Ở đây, tôi nói đến những pain mà qua đó, bạn có thể mài dũa và khiến cho cơ thể và não bộ trở nên cứng cáp (resilient) hơn. Võ sĩ Muay Thai có bài tập để làm cứng ống đồng bằng cách mài ống đồng với ống gỗ hoặc ống thép. Vận động viên điền kinh có bài tập để gia tăng sức chịu đựng và sức bền bằng chạy chạy dài và chạy nhanh.

Pain chủ động là loại pain có mục đích. Tôi tin rằng chúng ta có thể chịu đau được vô hạn(!), miễn là nỗi đau đó phục vụ cho mục đích đủ lớn. Mục đích đó có thể đến từ bên ngoài – đến từ việc cố gắng để chịu pain cho người khác. Đó có thể là vì tình yêu (một người bố hi sinh tất cả vì con, vì gia đình). Đó cũng có thể tìm kiếm sự chấp nhận (một người mặc cảm vì béo, đi tập để mong được xã hội chấp nhận). Mục đích đó có thể đến từ bên trong. Một người chọn cách để mài dũa, làm chai bản thân để tốt lên. Tôi tin rằng mục đích để phát triển bản thân là mục đích bền vững hơn. Khi một người bền vững, khi anh ta đủ cứng cáp cho chính anh ta, anh ta mới có thể là chỗ dựa cho những người xung quanh.

Đối diện với pain

Thái độ một người đối diện với pain là một phần cách định nghĩa một phần con người anh ta.

Người tránh pain như trừ tà là người hèn nhát, không dám đối diện với cuộc sống. Sự thật thứ nhất: cuộc sống là có sướng và có khổ. Sự thật thứ hai: khổ không tồn tại mãi mãi. Bạn có thể chọn cách là đối diện, đón nhận và giải quyết nó. Thay vì chạy trốn, chúng ta cần phải đối diện và giải quyết nỗi đau như một bài tập – một bài tập giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Gặm nhấm nỗi đau là một việc làm “sướng” nhưng chỉ làm cho bạn mục ruỗng dần. Tìm kiếm nối đau và gặm nhấm nó tiết ra dopamine, làm chúng ta cảm thấy khổ nhưng lại cảm thấy thỏa mãn cùng một lúc. Những người đi tìm lại những nỗi khổ trong quá khứ, đắm chìm trong nó tưởng là người lãng mạn, hoài niệm. Thực ra, họ chỉ đang dùng nỗi khổ để làm ngụy biện cho sự trì trệ và mục ruỗng.

What’s next?

Tìm kiếm pain. Đúng vậy, chúng ta cần phải đi tìm kiếm pain chủ động. Để rèn luyện sự chai lỳ, hãy chọn một bài tập và quyết tâm để đẩy bản thân vượt qua giới hạn. Tập tạ hay tập chạy không chỉ đơn giản là tập luyện cơ bắp. Hệ thần kinh trung ương sẽ ra lệnh cho cơ thể bạn ngừng tập thông qua nỗi đau trước khi bạn kiệt sức. Bạn phải sử dụng lý trí để ra lệnh ngược lại: tôi sẽ hoàn thành bài tập này, dù nó có làm tôi kiệt sức đến mức nào. Đã từ lâu, việc rèn luyện cơ thể với tôi không còn chỉ là để cải thiện vẻ bề ngoài. Việc tập luyện vượt ngưỡng trong thời gian dài rèn dũa sự kỷ luật và khả năng chịu đựng của tôi. Tôi sử dụng việc tìm kiếm pain chủ động để chuẩn bị bản thân cho pain bị động.

Đặt bản thân vào trường hợp xấu nhất. Stress đến từ những việc chúng ta cảm thấy không kiểm soát được. Bài tập ở đây là đặt bạn vào trường hợp xấu nhất và xử lý chúng. Đầu tư chứng khoán và lo sợ bị lỗ? OK, nếu tôi lỗ hết tiền thì sao? Lúc đó liệu tôi có ổn không, hay là tôi đang đặt quá nhiều tiền vào đầu tư? Không những bạn giải quyết được stress, bạn còn có thể tìm ra những giải pháp tốt hơn. Trong câu chuyện đầu tư chứng khoán, bạn có thể phân bổ rủi ro tốt hơn được không? Bạn có thể cải thiện vị thế đầu tư của bản thân được không?

Nỗi đau à, tôi đã chờ bạn từ lâu

Khi bạn học cách làm chai lỳ, cứng cáp thân và tâm, bạn không còn sợ hay căm ghét pain nữa. Bạn hiểu rằng pain là một phần trong cuộc sống. Nhỡ mà pain xảy ra, bạn đã có hết kịch bản để xử lý nó rồi.

Thay cho lời kết, tôi sẽ quote một khẩu hiệu của quân đội Mỹ mà tôi nghĩ phù hợp 100% với việc rèn luyện khả năng chịu pain và xử lý pain: “We don’t rise to the level of our expectations, we fall to the level of our training” – “Đừng mong vươn lên để đạt được kỳ vọng, kết quả đạt được là do sự tập luyện và nỗ lực”.

 

Ảnh đại diện cho bài viết: David Goggins – người truyền cảm hứng để tôi hiểu hơn về pain chủ động.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

tư duy đơn giản
để sống hạnh phúc...

“Nó đây rồi” là sự cô đọng phương pháp để tư duy và định hướng hành động cho những người dám tư duy và dám hành động để có một cuộc sống do chính bản thân quyết định.

Nhận 5 chia sẻ hàng tuần

về cách tôi đạt tự do tài chính trước 40 tuổi, làm công việc mình thích và vẫn có thời gian cho bản thân và gia đình