Review sách Start with why- Bắt đầu với câu hỏi tại sao

The golden circle – Vòng tròn vàng là concept lần đầu được giới thiệu đến bởi Simon Sinek. Vòng tròn vàng đưa ra cho mỗi người cách để đưa ra mọi quyết định dựa vào tầm nhìn của bản thân hoặc của doanh nghiệp. Đây là concept thay đổi hoàn toàn cách nhìn vào cuộc sống của tôi trong việc làm doanh nghiệp, và sau này là phát triển cuộc sống bản thân. Vậy “vòng tròn vàng” là gì? Cách để nó làm áp dụng vào cuộc sống như thế nào?

Lý do Apple trở thành công ty phần cứng thành công nhất thế giới

Từ năm 2006-2012, Zune là một sản phẩm nghe nhạc mp3 được Microsoft sản xuất để cạnh tranh với iPod. Trong cuộc phỏng vấn với giám đốc sản phẩm của iPod vào đầu những năm 2000, Simon Sinek hỏi về khả năng cạnh tranh của iPod với Zune. Theo Sinek, Zune có tất cả những điểm vượt trội khi so sánh với iPod: về dung lượng, tốc độ tải, khả năng mở… Lắng nghe xong luận điểm của Sinek, giám đốc sản phẩm của Apple chỉ trả lời đơn giản: “Tôi biết. Zune đang là sản phẩm tốt hơn sản phẩm của chúng tôi.”

Thực tế, là Zune chết sau 6 năm và không thể cạnh tranh được với iPod. Trong khi đó, iPod phát triển trở thành iPhone và trở thành sản phẩm điện thoại thành công nhất toàn cầu. Không chỉ với iPod, các sản phẩm khác của Apple cũng trở thành những sản phẩm hết sức thành công, biến Apple trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới.

Vậy tạo sao một sản phẩm có bộ cứng nhỏ, có trải nghiệm kén người dùng hơn lại chiếm đông đảo thị phần để rồi phát triển trở thành iPhone – sản phẩm công nghệ phổ biến nhất thế giới.

Câu trả lời cho việc này nằm ở tâm hình tròn: TẠI SAO.

Bạn có cảm xúc như thế nào khi xem một quảng cáo điện thoại với những dòng chữ sau? Điện thoại với 3 camera chụp ảnh 16K, bộ nhớ 1TB, màn hình 5 tỷ điểm màu với mức giá siêu rẻ. Mua ngay!

Đó không phải là một dòng quảng cáo tồi. Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ cảm thấy nhàm chán – bạn cảm thấy như thể tất cả các quảng cáo điện thoại khác đều như vậy. Chúng đều đến từ motif:
“Khách hàng ơi! Các bạn đừng mua hàng từ đối thủ, hãy mua của chúng tôi này! Hàng của chúng tôi khi so sánh thì cấu hình tốt hơn, lại rẻ hơn nữa!”

Các quảng cáo như vậy đánh vào phần não bộ logic của khách hàng. Apple không như vậy. Họ đánh vào cảm xúc. Họ hiểu khách hàng cần gì. Họ obsessed với việc giúp khách hàng đạt được những nhu cầu, dù là nhỏ nhất. Apple không bao giờ vội lao vào làm một sản phẩm gì chỉ vì sản phẩm đó đang là trend và làm ra tiền. Họ muốn “làm ra những sản phẩm tốt nhất thế giới và giúp thế giới ngày càng tốt đẹp hơn”.

Những sản phẩm của Apple không phải luôn luôn là đi đầu, nhưng luôn giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời nhất từ phần cứng đến phần mềm. Họ không lo sợ Microsoft copy sản phẩm của họ, vì họ tập trung vào tầm nhìn của chính họ. Tầm nhìn được phục vụ khách hàng và làm ra những sản phẩm hoàn hảo sẽ là kim chỉ nam, chứ không phải doanh số hay thị phần.

Làm thế nào để tìm thấy WHY?

Bước 1: Nhận ra là hầu hết mọi người đều chỉ đang tập trung vào WHAT – biểu hiện. Trong kinh doanh, nếu một người chỉ đi tìm trend, mong là bắt được một đợt kiếm tiền nào đó, anh ta lúc nào cũng trong tình trạng bất an vì không biết thị trường sẽ biến đổi thế nào. Trong cuộc sống, một người chỉ tập trung vào vẻ bề ngoài không bao giờ sống được cuộc sống thảnh thơi và tự do và tìm sự chấp nhận từ bên ngoài không bao giờ là đủ. Càng cố để tìm một biểu hiện – cho dù đó là con số hay sự đánh giá của bất kỳ một ai thì càng lạc lối. Thay vì kẹt vào WHAT – chúng ta cần đào sâu hơn để tìm thấy WHY.

Bước 2: Khám phá bản thân. Mỗi người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khác nhau và chính vì thế, họ có sự đồng cảm với những con người và sự vật khác nhau. Để tìm thấy cái why của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân: tôi thấy nỗi đau nào nhức nhối nhất mà tôi muốn giải quyết? Tôi có sẵn sàng bỏ ra nhiều năm, thậm chí trọn đời để giải quyết nỗi đau đó không?

Bước 3: Tìm một cái WHY đủ lớn và vĩnh viễn. Từ hai câu hỏi của bước 2, bạn đã có nền tảng để xây dựng cái WHY cho bản thân. Một cái WHY hoàn thiện cần 2 yếu tốt (1) Vĩnh cửu và (2) Giúp được cho con người. Cái WHY của tôi là: “Giúp được nhiều người nhất có thể tìm thấy cuộc sống thảnh thơi”.

Bước 4: What’s next? Một cái WHY vĩ đại cần phải đi kèm với những hành động vĩ đại. Chắc hẳn, bạn cũng nhận thấy mình đang thiếu sót gì để biến cái WHY của bạn thành hiện thực. Đó sẽ là nền tảng để bạn để bạn tìm công cụ, xây dựng sứ mệnh (HOW) và lên kế hoạch hành động (WHAT).

Kết luận

Start with why là cuốn sách đổi đời tôi. Khi làm công ty khởi nghiệp thứ 2, tôi vẫn chưa thể tìm được một tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh sâu sắc. Tôi chỉ tập trung vào doanh số và không tìm thấy sự hạnh phúc thực sự trong công việc. Tôi sống trong nỗi sợ bị cạnh tranh và sợ bị thụt lùi trên thương trường. Cho đến giờ, tôi có thể tự tin để nói rằng, tôi đang có tầm nhìn vĩ đại và bền vững cho bản thân và tất cả các công ty kinh doanh mà tôi đầu tư và vận hành.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

tư duy đơn giản
để sống hạnh phúc...

“Nó đây rồi” là sự cô đọng phương pháp để tư duy và định hướng hành động cho những người dám tư duy và dám hành động để có một cuộc sống do chính bản thân quyết định.

Nhận 5 chia sẻ hàng tuần

về cách tôi đạt tự do tài chính trước 40 tuổi, làm công việc mình thích và vẫn có thời gian cho bản thân và gia đình