Review sách Zero to One – Peter Thiel

Là một trong những thành viên của Paypal mafia, Peter Thiel không chỉ thành công một lần với Paypal mà còn là một nhà đầu tư thành công vào những công ty tỷ đô như Facebook, Palantir. Cách Peter Thiel tiếp cận với việc tạo giá trị khá đặc biệt. Ông không tin vào việc cạnh tranh, không tin vào cách làm startup theo phong cách Lean startup và không tin vào việc cạnh tranh.

Cạnh tranh là dành cho những kẻ thất bại

Để trở nên giàu có, một người làm kinh doanh chỉ tạo ra giá trị là không đủ. Để thực sự giàu có, người này không chỉ phải tạo nhiều giá trị, mà còn phải giữ được nhiều giá trị đó làm của cải. Nói theo các khác, khi một nhà kinh doanh tạo ra được X giá trị và giữ được Y% của X, anh ta sẽ giàu có khi cả X và cả Y đều có giá trị cao. Ngành hàng không có giá trị cao (195 tỷ đô/năm) nhưng những hãng hàng không lại giữ lại ít giá trị (0.2%). Trong khi đó, ngành tìm kiếm có giá trị không cao bằng (50 tỷ đô/năm) nhưng lợi nhuận lại rất cao (20%). Nhiều người kinh doanh chỉ tập trung vào X mà quên mất Y và mãi mãi không tạo ra được tài sản cho bản thân.

Theo Peter Thiel, trong kinh doanh chỉ có hai loại cạnh tranh:

  1. Cạnh tranh hoàn hảo: tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành, cạnh tranh cao đến nỗi không ai còn lãi. Ở nhiều trường hợp, sự cạnh tranh này biến hầu hết các doanh nghiệp đều lỗ nặng và cần sự trợ giúp của chính phủ.
  2. Độc quyền (monopoly): một doanh nghiệp chiếm ưu thế hàng đầu và không bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp khác. Đây là nơi mà các startup phải hướng đến việc trở thành một monopoly.
  3. Không có loại doanh nghiệp nào khác ngoài hai loại doanh nghiệp này. Nếu ai nhận họ không phải một trong hai loại doanh nghiệp trên, họ đang nói dối.

Thế giới đang xây dựng những ảo tưởng để kìm hãm giấc mơ

Không một đứa trẻ nào ước mơ lớn lên để ngồi làm việc ỳ một chỗ với những công việc nhàm chán và vô não 8 tiếng/ngày. Mỗi người khi còn trẻ ước mơ mình được làm phi công, được làm bác sĩ hay được làm diễn viên. 16 năm làm ghế nhà trường và rất nhiều năm đi làm thuê dần dần gò mỗi người vào những mô hình tư duy bó hẹp. Một số suy nghĩ đang kìm hãm sự phát triển của chúng ta:

  1. Mọi thứ đều phải phát triển dần dần. Từ bé, chúng ta đã được dạy là phải đi từ từ, ngày qua ngày, đi từ lớp 1 rồi mới đến lớp 2, phải làm nhân viên junior rồi mới đến được senior.v.v.
  2. Sợ rủi ro. Rủi ro đi kèm với phần thưởng lớn, nhưng hầu hết mọi người đều sợ sai và không dám nhận những rủi ro đúng. Bên cạnh đó, những kẻ cờ bạc lại đi chấp nhận những thứ rủi ro ngu ngốc: tung đồng xu để thường nhận được phần thua.
  3. Chấp nhận thực tại. Chấp nhận rằng, bây giờ là lúc dừng lại, tôi không thể phát triển nhiều thêm nữa. Trong khi những người dám nghĩ dám làm thành công và có tự do tài chính, tự do trong suy nghĩ thì bản thân họ lại vô tình đẩy những người làm cho họ vào cái bẫy mà họ mới thoát ra khỏi.
  4. Sợ cạnh tranh. Chúng ta sợ phải đụng độ với những thứ đang có sẵn, hay nhiều khi sợ mọi thứ hay ho đã được làm hết rồi và cuối cùng, không dám làm thứ mới.

Cách để xây dựng startup thành công là như thế nào

Theo Peter Thiel, người làm startup phải bằng mọi giá tránh cạnh tranh hoàn hảo hay nói một cách khác, không chọn những thị trường quá lớn và quá khó để trở thành số 1. Thay vào đó, người làm kinh doanh cần phải chọn những thị trường nhỏ và tìm cách để chiếm lấy monopoly của thị trường đó. Monopoly đầu tiên đó sẽ là bước đệm để đi tới những monopoly tiếp theo. Hãy nhớ rằng:

  • Amazon xuất phát với việc bán sách, dần dần chiếm monopoly trong ngành E-commerce
  • Facebook xuất phát với 1 trường đại học, rồi 2 trường đại học rồi đi từ thành phố đến thành phố. Tinder cũng vậy.
  • Paypal xuất phát với việc sản xuất một giải pháp thanh toán cho 1 tập người dùng nhỏ trên Ebay (20,000 người dùng) rồi mới phát triển đến khổng lồ (148 triệu người dùng)
  • Airbnb xuất phát từ 3 căn hộ ở New York.v.v.

Vì vậy, thay vì việc tham lam để đánh vào thị trường quá lớn và tập trung vào sự phát triển liên tục, startup phải định vị rõ được thị trường ngách và tập trung làm monopoly tại thị trường ngách đó.

  • Đừng dạy fitness cho người dân toàn Hà Nội, hãy bắt đầu từ việc dạy tập gym cho những cụ già nghỉ hưu tại một phường.
  • Đừng mở công ty để bán bất động sản toàn Việt Nam, hãy bắt đầu từ việc bán nhà giá nhỏ hơn 1 tỷ tại khu vực một quận.

Các yếu tố để xây dựng một monopoly bền vững: có được càng nhiều trong các yếu tố dưới đây, một startup càng có khả năng để thành công và làm monopoly của thị trường.

  1. Công nghệ độc quyền hoặc rất khó cạnh tranh.
  2. Kinh tế quy mô (economy of scale). Một công ty càng lớn thì chi phí sản xuất càng nhỏ.
  3. Hiệu ứng mạng lưới.
  4. Thương hiệu.

Những khó khăn khi áp dụng phương pháp của Peter Thiel vào kinh doanh

Là một người làm khởi nghiệp hơn 10 năm, mặc dù đã đọc Zero to One từ cách đây 7 năm, tôi vẫn thấy việc để có thể xây dựng được một monopoly phải xuất phát từ một sản phẩm cực kỳ tốt và đánh vào một nỗi đau cực kỳ lớn của một tập khách hàng nhất định. Cơ hội này có thể cần sự hội tụ của nhiều yếu tố: Founder có chuyên môn cao, nhìn nhận thị trường đã đâu; Sản phẩm mà founder mang lại giải quyết nỗi đau của thị trường với hiệu suất cao gấp 10 lần (hoặc là sản phẩm duy nhất); Thị trường có nỗi đau đủ lớn; Thị trường ngách khi được chiếm monopoly có khả năng phát triển. Điểm giao thoa này không hề dễ đạt được, thậm chí Peter Thiel hay Mark Zuckerberg cũng khó lòng lặp lại được thành công kỳ diệu của Paypal hay Facebook.

Việc nhìn ra một điểm trống trên thị trường để làm một mô hình kinh doanh ngắn hạn không quá khó. Nhưng việc làm một mô hình kinh doanh để chiếm được monopoly của thị trường nhỏ rồi để phát triển chiếm được thị trường rộng hơn khó gấp vạn lần. Để cân bằng, tôi nghĩ rằng một người có thể cùng một lúc:

  1. Kinh doanh ngắn hạn để phục vụ những điểm gap nhỏ trên thị trường và thu về những giá trị nhỏ. Từ những giá trị nhỏ đó để tạo tiền đề để luôn luôn:
  2. Thử những mô hình kinh doanh có tính chất đột phát hơn trong những thị trường ngách để chiếm lấy monopoly. Đây có thể coi là những game high risk nhưng ultra high reward. Chính vì thế, người làm startup mặc dù muốn ở vùng high risk này lâu dài, anh ta không được để bản thân rơi vào hoàn cảnh trắng tay (nợ nần quá nhiều tiền, không có quỹ dự phòng nếu tất cả mọi thứ thất bại). Anh ta phải đủ sức bền để khi tất cả các yếu tố gặp nhau, anh ta là người nhận được tất cả những thành quả.

Kết luận

Tuy chưa làm được một startup nào thành công theo định nghĩa của Peter Thiel, tôi hoàn toàn tin tưởng vào phương pháp luận của ông. Người làm kinh doanh phải suy nghĩ sâu sắc về tập khách hàng mà anh ta muốn phục vụ. Người đột phát không được rơi vào những bẫy của những người hay đi vào lối mòn. Miễn là tôi luôn nghĩ về việc tạo giá trị lớn, không quản ngại khó khăn và rủi ro, tôi đang trên một con đường đúng để tạo giá trị lớn.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

tư duy đơn giản
để sống hạnh phúc...

“Nó đây rồi” là sự cô đọng phương pháp để tư duy và định hướng hành động cho những người dám tư duy và dám hành động để có một cuộc sống do chính bản thân quyết định.

Nhận 5 chia sẻ hàng tuần

về cách tôi đạt tự do tài chính trước 40 tuổi, làm công việc mình thích và vẫn có thời gian cho bản thân và gia đình